Theo đó, ở một số khu vực, bao gồm các tỉnh miền đông Giang Tô, An Huy và trung tâm tỉnh Hồ Bắc, các bệnh nhân trẻ tuổi được bệnh viện cung cấp bàn, ghế và khung truyền dịch cao để các em có thể vừa học vừa truyền dịch tĩnh mạch. CCTV cho biết phụ huynh ngồi bên con cái và giúp đỡ các con học tập.
Cách đây vài năm, khi dịch bệnh bùng phát, một số trung tâm y tế ở Trung Quốc đã được ca ngợi vì đã thành lập những khu vực học tập đặc biệt như vậy.
Đoạn video gây tranh luận mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc về việc liệu sức khỏe con cái hay bài tập ở trường quan trọng hơn.
Nhiều bệnh viện khác đã làm tương tự thời điểm này trong bối cảnh số lượng học sinh tiểu học và trung học mắc các bệnh về đường hô hấp, như cúm, tăng đột biến khi chuyển mùa.
Các bậc cha mẹ thường đưa con đến bệnh viện khi chúng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến cúm với niềm tin rằng việc truyền dịch sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và các con sẽ quay lại trường học.
“Tôi không có ý định cho con tôi làm bài tập ở đây. Nhưng thấy không khí học tập ở bệnh viện rất tốt nên tôi cũng bắt con làm bài tập về nhà”, một phụ huynh nói.
Một người cha khác cho biết: “Con tôi phải làm bài tập theo kiểu này vì nếu không làm xong sẽ phải làm nhiều việc hơn khi trở lại trường sau khi bình phục”.
“Đây là một vấn đề xã hội. Chúng tôi, những gia đình bình thường, không thể thay đổi quy tắc bất thành văn rằng dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng phải hoàn thành bài tập về nhà”, ông nói thêm.
Phụ huynh lo lắng bài vở hơn quan tâm đến bệnh của con
Tình huống này đã gây ra một cuộc tranh luận trên mạng xã hội đại lục.
“Những đứa trẻ này có thể bị bệnh về thể chất, nhưng những người lớn này lại bị bệnh về tinh thần”, một cư dân trực tuyến cho biết trên nền tảng Tiktok của Trung Quốc mang tên Douyin.
“Các bậc phụ huynh có vẻ nhẹ nhõm và hài lòng khi thấy con mình làm bài tập về nhà. Có vẻ như điều này khiến họ lo lắng hơn là căn bệnh thực tế”, một người khác bình luận.
“Mở khu vực bài tập về nhà ở bệnh viện là một ý tưởng vô nhân đạo”, một người khác bình luận.
“Tôi cảm thấy đau lòng cho những học sinh phải học dù thể chất không được khỏe. Điểm học tập của học sinh quan trọng hơn sức khỏe của các con à?”.
CCTV đã xuất bản một bài xã luận sau đó, lập luận rằng mặc dù việc sắp xếp khu vực làm bài tập về nhà là có thể hiểu được nhưng nó không nên được ủng hộ.
“Từ góc độ phụ huynh, điều này có thể hiểu được. Môi trường giáo dục ngày nay quá phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mỗi đứa trẻ sinh ra đều là kỳ vọng của cả gia đình", CCTV cho biết.
“Việc ép buộc hoặc xúi giục con cái đi học tại bệnh viện là nhằm mục đích xóa đi nỗi lo lắng của phụ huynh về việc con cái họ không được đi học. Thậm chí, các em còn bận rộn hơn cả lịch trình của những người nổi tiếng”.
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc có tính cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới. Nhiều sinh viên mong muốn được vào đại học phải dành nhiều giờ học thêm sau giờ học để theo kịp các bạn cùng trang lứa.
“Tuy nhiên, trẻ em không nên trở thành nạn nhân của thói quen làm bài tập về nhà vô lý này ở bệnh viện. Lịch trình của các em không nên được lấp đầy không có chỗ trống như vậy. Cho phép các con nghỉ ngơi khi ốm, khóc khi buồn, hoặc không làm gì trong một thời gian cũng quan trọng như việc vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học”, bài xã luận nói thêm.
Vào ngày 25/11, cơ quan giáo dục thành phố Bắc Kinh cho biết các trường học nên thông báo rõ ràng không bắt buộc học sinh phải làm bài tập về nhà khi bị ốm.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự bùng phát bệnh hô hấp lớn bất thường là do "khoảng cách miễn dịch" được tạo ra bởi cuộc chiến kéo dài nhiều năm của nước này chống lại Covid-19, với các biện pháp nghiêm ngặt nhất chỉ được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái.
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp lan tràn, nhiều trường học buộc phải tạm dừng lớp học và yêu cầu học sinh trở lại trường hai ngày sau khi các triệu chứng biến mất.
Đến nay, công ty đã sản xuất, tiêu thụ, cung ứng trên 15.000 sản phẩm phao HDPE ra thị trường. Anh Hoàng không chỉ được trao giải Nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Ninh năm 2022, mà còn là 1 trong 4 doanh nhân ở Quảng Ninh vào Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023.
Cũng được vinh danh Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023, anh Phạm Thanh Nhàn - Giám đốc Công ty CP Phát triển công nghệ Cyberlogistics Việt Nam (TP.Hạ Long) được biết đến với quyết định khởi nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin để tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực logistics.
Để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động xếp dỡ, giao nhận và lưu kho hàng hóa tại cảng, anh Nhàn xây dựng phần mềm Cyberlogs Terminal. Toàn bộ quy trình xếp dỡ, giao nhận và lưu kho hàng hóa đều được số hóa trên hệ thống, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn hàng hóa thông qua việc kiểm soát bằng hệ thống camera giám sát, thiết bị GPS kết nối online với máy tính và điện thoại thông minh. Năm 2021, Cyberlogistics Việt Nam trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Quảng Ninh được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023 còn có anh Đỗ Phúc Quyết - Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Happy Group; anh Phạm Văn Đức - Giám đốc công ty TNHH Máy tính Quảng Ninh. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công khác, được nhận giải thưởng, đóng góp tích cực cho địa phương như HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong, Công ty TNHH Phát triển Điện máy Thiên Long, Công ty CP Đào tạo và Phát triển doanh nghiệp SIC…
Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Theo Sở KH&CN Quảng Ninh, thời gian qua Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp đột phá để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tỉnh chú trọng tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp với mong muốn phát triển hạ tầng vườn ươm doanh nghiệp, kết nối nguồn lực; phát triển tư duy đổi mới sáng tạo, ý tưởng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ; xây dựng văn hóa khởi nghiệp trong cộng đồng.
Tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết 148/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập và phát triển cũng được đẩy mạnh triển khai như tạo điều kiện về giải quyết thủ tục hành chính, vay vốn ưu đãi, tư vấn hỗ trợ pháp lý, thuế… Hằng năm, các cơ quan chức năng của tỉnh luôn dành thời gian để tiếp xúc, lắng nghe, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp.
Hiện nay, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả của CLB Đầu tư khởi nghiệp Quảng Ninh và 10 CLB khởi nghiệp tại 14/14 địa phương trong tỉnh với gần 500 thành viên. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn như Đại học Hạ Long, Đại học Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh, Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng thành lập CLB sinh viên sáng tạo khởi nghiệp… Các CLB trở thành điểm hẹn gặp gỡ, giao lưu, trao đổi của thanh niên, doanh nhân trẻ cùng niềm đam mê, khát vọng khởi nghiệp.
Việc kết nối hỗ trợ khởi nghiệp cũng được quan tâm qua các cuộc thi, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư…
Đáng chú ý, hiện nay các sở, ngành chức năng của tỉnh đang gấp rút đề ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó nổi bật là hoàn thiện Đề án Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Đề án đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển; ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo để trở thành động lực then chốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; từ đó tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột là thiên nhiên, con người, văn hóa, kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía Bắc.
Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh phấn đấu xây dựng 40 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, coi đây là nơi ươm mầm, đào tạo nhân lực, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
N.H
" alt=""/>Quảng Ninh tạo bệ phóng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo